Cẩm nang Email Marketing: Các chỉ số về đánh giá hiệu quả hoạt động Email marketing

Email Marketing hiện đang được coi là một trong những phương thức tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay, mang lại nguồn lợi nhuận rất tốt cho doanh nghiệp của bạn. Tiếp theo bài viết “Email Marketing là gì? Sử dụng Email Marketing có hiệu quả không ?” , iWay xin chia sẽ sâu thêm về các chỉ số về đánh giá hiệu quả hoạt động Email marketing, cụ thể bạn cần quan tâm các chỉ số sau:

1. Open Rate: Tỉ lệ người nhận được mở ra xem email.

▪️ Cách tính: Số người mở email ÷ Số email được gửi đi * 100

▪️ Ví dụ: 14.500 người mở email ÷ 20.000 email được gửi đi * 100 = 72,5 % open rate.

Để tăng khả năng người nhận mở email, bạn cần có một subject thật thu hút, hấp dẫn. Đương nhiên nếu open rate càng cao thì càng tốt, nhưng có một vài vấn đề khiến cho chỉ số này trở nên không đáng tin cậy lắm như một email chỉ được tính là “đã mở” nếu người nhận cũng nhận được hình ảnh đi kèm trong email đó. Và một tỉ lệ lớn người nhận có thể đã bật tính năng chặn hình ảnh trên ứng dụng email của họ. Nghĩa là ngay cả khi đã mở email thì người đó vẫn không được tính vào open rate, nên số liệu của bạn có thể bị sai lệch do đó bạn cứ tập trung vào tối ưu hóa tỷ lệ nhấp vào liên kết click through rate là tốt nhất.

2. Conversion rate: Tỉ lệ người nhận được email nhấp vào liên kết trong email và hoàn thành một hành động mong muốn, chẳng hạn như đặt hàng hoặc điền vào form,…

▪️ Cách tính: Số người hoàn thành hành động mong muốn ÷ Số email được gửi thành công * 100

▪️ Ví dụ: 840 người hoàn thành hành động mong muốn ÷ 20.000 email được gửi thành công * 100 = 4,2 % conversion rate.

Định nghĩa về CR tùy thuộc vào điều mà bạn kêu gọi người nhận thực hiện. Nếu mục tiêu của bạn là tạo ra khách hàng tiềm năng (leads) thì CR đặc biệt quan trọng. Nó cho thấy mức độ yêu thích, tin cậy của người nhận đối với các bản tin của bạn. Để đo được tỉ lệ chuyển đối qua email, bạn cần tích hợp nền tảng email với công cụ phân tích website của mình. Bạn có thể tạo tracking URLs cho các liên kết trong email để biết được liên kết đó mang về bao nhiêu chuyển đổi.

3. Bounce rate: Tỉ lệ email gửi không thành công đến hộp thư người nhận.

▪️ Cách tính: Số email gửi không thành công ÷ Số email được gửi đi * 100

▪️ Ví dụ: 210 email gửi không thàng công ÷ 20.000 email được gửi đi * 100 = 1.05 % bounce rate

Có 2 loại bounces bạn cần phải theo dõi: “Hard” bounces và “soft” bounces.

  • Soft bounces xuất hiện khi có một sự cố tạm thời với một valid email (email hợp lệ), chẳng hạn như hộp thư đầy hay server của người nhận có vấn đề. Bạn có thể thử gửi lại email vào một lúc khác.
  • Hard bounces xuất hiện đối với invalid email (email không hợp lệ), bị đóng hoặc không tồn tại, và đương nhiên cứ cố gửi thì cũng chẳng bao giờ đến được. Hãy loại bỏ ngay địa chỉ này khỏi danh sách người nhận của bạn vì các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISPs) sử dụng bounce rate là một trong những yếu tố đánh giá sự uy tín của người gửi email. Quá nhiều hard bounces sẽ biến bạn thành một kẻ chuyên đi spam đối với các ISP.

4. Click Through rate: Tỉ lệ người nhận được email nhấp vào 1 hay nhiều liên kết có trong email đó.

▪️ Cách tính: Tổng số lượt nhấp (clicks) HOẶC lượt nhấp duy nhất (unique clicks) ÷ Số email được gửi thành công * 100

▪️ Ví dụ: 600 lượt nhấp ÷ 15.000 email được gửi thành công * 100 = 4 % clickthrough rate

Lưu ý: Bạn sử dụng số clicks hay unique clicks trong công thức trên đều được, miễn là thống nhất 1 cách tính trong tất cả các báo cáo.

Clickthrough rate (CTR)  cho phép bạn dễ dàng tính toán hiệu quả của mỗi email gửi đi, biết được khách hàng có hứng thú với nội dung chiếc mail đó không. CTR cũng thường được sử dụng để đo lường kết quả A/B testing, thường là thử nghiệm để tìm ra cách có được nhiều lượt nhấp chuột hơn.

5. List growth rate: Tỉ lệ gia tăng danh sách email của bạn.

▪️ Cách tính: [Số lượng subscribers mới – (số unsubscribers + email/spam complaints)] ÷ tổng số địa chỉ email có trong danh sách] * 100

▪️ Ví dụ: (450 subscribers mới – 150 unsubscribers và email/spam complaints) ÷ 20.000 email có trong danh sách * 100 = 1,5 % list growth rate

Ngoài các chỉ số đo lường hiệu quả như CR, CTR, bạn cũng nên để mắt đến Dữ liệu khách hàng bạn  đang có  chính là danh sách địa chỉ email. Danh sách càng phát triển, càng mở rộng thì cơ hội tiếp cận của bạn càng nhiều.

6. Email sharing/forwarding rate: Tỉ lệ người nhận được email nhấp vào nút “share” để đăng lại nội dung lên mạng xã hội, và/hoặc nhấp vào nút “forward to a friend”.

▪️ Cách tính: Số lượt nhấp vào nút “share” và/hoặc “forward” ÷ Số email được gửi đi * 100

▪️ Ví dụ: 100 lượt nhấp vào nút share/forward ÷ 10.000 email được gửi đi * 100 = 1% email sharing/forwarding rate.

Tỉ lệ này có thể sẽ không quá cao, nhưng lại là một trong những con số quan trọng bạn nên để mắt tới bởi nó phản ánh mức độ bạn tạo nên những liên hệ mới. Còn gì tốt hơn vừa nhắm đến những đối tượng chính đã nằm gọn trong database, vừa thu hút thêm những khách hàng tiềm năng khác.

Hãy khuyến khích người đọc chia sẻ hay chuyển tiếp email cho bạn bè, đồng nghiệp nếu thấy nội dung của bạn hữu ích. Theo dõi xem bạn có thêm bao nhiêu địa chỉ mới để thêm vào database.

7. Overall ROI: Return on investment cho các chiến dịch email marketing, nghĩa là tổng doanh thu chia cho tổng chi tiêu.

▪️ Cách tính: (Doanh số tăng thêm – Chi phí đầu tư vào chiến dịch) ÷ Chi phí đầu tư vào chiến dịch * 100

▪️ Ví dụ: (50 triệu doanh thu tăng thêm – 20 triệu đầu tư vào chiến dịch) ÷ 20 triệu đầu tư vào chiến dịch * 100 = 150 % return on investment.

Đây là công thức cơ bản nhất trong số rất nhiều cách tính toán ROI của các chiến dịch Email Marketing. Tùy vào mục tiêu của bạn theo từng giai đoạn,  ROI có lẽ là số liệu mà các ông chủ sẽ quan tâm nhất vì nó liên quan đến doanh thu để xem chiến dịch này có mang về doanh thu hay không và làm sao để gia tăng nó?

8. Unsubscribe rate: Tỉ lệ người nhận email hủy đăng ký khỏi danh sách email sau khi mở một email nhất định.

▪️ Cách tính: Số người hủy đăng ký sau khi nhận email ÷ Số email được gửi đi * 100

▪️ Ví dụ: 180 người hủy đăng ký ÷ 15.000 email được gửi đi * 100 = 1,2 % unsubscribe rate.

Tỷ lệ hủy đăng ký có thể giúp đo lường “sức khỏe” của danh sách email mà bạn có. Tuy nhiên, cũng như open rate, unsubscribe rate chỉ là một số liệu chỉ để tham khảo bởi cũng có nhiều người nhận đã mệt mỏi với việc nhận email nhưng quá lười để unsubscribe, họ chỉ không mở, không đọc, không nhấp vào liên kết nửa mà thôi.

Như đã liệt kê ở trên có rất nhiều chỉ số để đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing nhưng nhìn chung để đánh giá mức độ tương tác của người nhận thì hiệu quả nhất vẫn là đo lường tỷ lệ nhấp vào liên kết và tỉ lệ chuyển đổi. Ngoài ra việc sử dụng và đo lường những chỉ số nào còn phụ thuộc vào mục tiêu marketing của bạn. Bạn cần tạo ra những khách hàng tiềm năng mới, tạo ra đơn hàng hay chăm sóc khách hàng cũ, vv…

iWay xin hẹn các bạn ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top